Bê tông nhẹ EPS là gì, đặc điểm, ứng dụng của bê tông nhẹ EPS ra sao? Bê tông EPS là vật liệu xây dựng thuộc dòng bê tông nhẹ. Đây là hỗn hợp bê tông EPS sản xuất từ xi măng, cát, hạt xốp EPS và phụ gia cần thiết khác. Ngoài tên gọi là bê tông nhẹ EPS thì loại bê tông này còn có các tên gọi khác. Ví dụ như bê tông hạt xốp, bê tông xốp, bê tông nhẹ bọt xốp v.v… Đặc chưng của bê tông nhẹ EPS. Nó đến từ những hạt xốp với trọng lượng siêu nhẹ. Không những “nhẹ như xốp” mà còn các tính năng cách nhiệt. Chống nóng, chống cháy hiệu quả.
Với công nghệ hạt xốp nổi bật. Nên không những giúp đem lại hiệu quả cao trong việc tạo ra một loại bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm vượt trội. Với những hạt xốp EPS còn được ứng dụng để sản xuất các tấm panel tôn xốp EPS cách nhiệt, chống nóng. Những tấm panel EPS được sử dụng để xây tường. Hay các vách ngăn cho nhiều công trình nhà xưởng hiện nay. Trọng lượng của bê tông EPS nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông thông thường. Trọng lượng riêng của loại bê tông này dao động từ 1000kg/m3 đến 1200 kg/m3. So với trọng lượng riêng của bê tông thông thường là 2400 kg/m3. Như vậy thì chúng ta có thể thấy bê tông EPS chỉ nặng bằng gần một nửa.
Đặc điểm của bê tông nhẹ EPS là gì?
Bê tông nhẹ EPS là một loại vật liệu xây dựng khá đặc biệt. Được tạo ra bằng cách kết hợp bê tông với hạt polystyrene mở rộng (EPS). Đây là một loại bê tông nhẹ, có nhiều ưu điểm so với bê tông truyền thống. Với các đặc điểm đặc trưng của loại bê tông này như:
+ Trọng lượng nhẹ: Do có chứa hạt EPS, bê tông này nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông thông thường. Nhờ đó giúp giảm tải trọng lên cấu trúc và nền móng của công trình.
+ Cách nhiệt và cách âm tốt: Hạt EPS có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt. Giúp tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà và giảm tiếng ồn từ bên ngoài.
+ Khả năng chống cháy: Bê tông nhẹ EPS có khả năng chống cháy tốt hơn nhiều so với các vật liệu xây dựng khác. Từ đó giúp tăng tính an toàn cho công trình.
+ Dễ thi công: Trọng lượng nhẹ giúp dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, giảm chi phí và thời gian thi công.
+ Thân thiện với môi trường: Việc sử dụng hạt EPS tái chế trong sản xuất bê tông nhẹ. Sẽ giúp giảm lượng rác thải nhựa, đóng góp vào bảo vệ môi trường.
Nhược điểm của bê tông nhẹ EPS:
+ Tuy bê tông nhẹ EPS có nhiều ưu điểm nhưng thực tế thì sản phẩm này cũng có những nhược điểm nhất định. Điển hình như nói trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông thông thường. Nhưng nó không có nghĩa là rất nhẹ hay có thể dễ dàng khuôn vác, di chuyển được. Thay vào đó cần có nhân công và phương tiện phù hợp để di chuyển.
+ Vấn đề nứt sau khi sử dụng là 1 nhược điểm nữa của bê tông EPS. Bởi hiện nay công nghệ sản xuất mới nên hạn chế về vấn này khá đáng kể. Bên cạnh đó là vật liệu không đồng nhất do cấu thành từ các loại vật liệu khác nhau. Bê tông, hạt xốp, Cemboard là các vật liệu không tương đồng. Vì vậy, nếu thi công không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến việc phải xử lý các vết nứt sau này.
Bê tông nhẹ EPS là gì – Ứng dụng của bê tông nhẹ EPS:
Bê tông nhẹ EPS là vật liệu xây dựng có nhiều ứng dụng trong thi công. Nhờ vào các ưu điểm như trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, và khả năng chống cháy. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của bê tông nhẹ EPS:
+ Sử dụng trong thiết kế tường ngăn nội thất và ngoại thất:
Bê tông nhẹ EPS được sử dụng để làm tường ngăn giữa các phòng. Hoặc các khu vực khác nhau trong tòa nhà. Các tấm tường EPS nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. Giúp giảm thời gian và chi phí xây dựng.
+ Sử dụng để làm sàn nhà:
Dùng làm sàn nhà trong các tòa nhà cao tầng. Điều này giúp giảm tải trọng lên khung và móng. Cải thiện khả năng cách âm và cách nhiệt giữa các tầng.
+ Làm mái nhà:
Bê tông nhẹ EPS được sử dụng làm lớp cách nhiệt và cách âm cho mái nhà. Giúp giảm nhiệt độ bên trong tòa nhà và tiết kiệm năng lượng.
+ Sử dụng làm Panel EPS:
Các tấm panel EPS được sử dụng trong xây dựng nhà lắp ghép, nhà tiền chế. Nhằm giảm trọng lượng tổng thể của công trình. Thuận lợi cho việc vận chuyển và lắp đặt.
+ Xây dựng nhà ở dân dụng và công nghiệp:
Bê tông nhẹ EPS thích hợp cho các công trình nhà ở, biệt thự, chung cư. Các văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, và các công trình công nghiệp khác. Bởi nó đáp ứng các yêu cầu về cách nhiệt, cách âm và chống cháy.
+ Cải tạo và nâng cấp công trình hiện hữu:
Dùng để cải tạo, nâng cấp các công trình cũ. Tăng cường khả năng cách nhiệt, cách âm. Mà không làm tăng đáng kể tải trọng.
+ Dùng trong lót nền và đường:
Bê tông nhẹ EPS có thể được sử dụng trong các ứng dụng lót nền. Điều này giúp cải thiện khả năng chịu lực và giảm lún cho các công trình giao thông, đường xá.
+ Ứng dụng trong các kết cấu và trang trí:
Bê tông nhẹ EPS còn được dùng để tạo ra các chi tiết trang trí. Các kết cấu phức tạp nhờ tính dễ tạo hình của vật liệu.
Bảng giá bê tông EPS tham khảo:
STT | Sản phẩm | Đơn giá VNĐ/m2 | Đơn giá VNĐ/m3 |
1 | Tấm tường EPS 2000x500x100mm không cốt thép | 300.000 vnđ/m2 | 3.000.000 VNĐ/m3 |
2 | Tấm tường EPS 2000x500x70mm có lưới thép | 266.000 vnđ/m2 | 3.800.000 vnđ/m3 |
3 | Tấm tường EPS 2000x500x100mm có lưới thép | 340.000 vnđ/m2 | 3.400.000 vnđ/m3 |
4 | Tấm tường EPS 2000x500x120mm có lưới thép | 408.000 vnđ/m2 | 3.400.000 vnđ/m3 |
5 | Tấm tường EPS 2000x500x150mm có lưới thép | 510.000 vnđ/m2 | 3.400.000 vnđ/m3 |
6 | Tấm sàn EPS 2000x500x70mm | 280.000 vnđ/m2 | 4.000.000 vnđ/m3 |
7 | Tấm sàn EPS 2000x500x100mm | 380.000 vnđ/m2 | 3.800.000 vnđ/m3 |
Bê tông nhẹ EPS là gì – Hướng dẫn thi công bê tông nhẹ EPS:
Thi công bê tông nhẹ EPS yêu cầu quy trình cụ thể. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công trình. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình thi công bê tông nhẹ EPS:
1. Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ:
Vật liệu bao gồm:
- Xi măng
- Cát mịn
- Hạt EPS (Expanded Polystyrene)
- Nước
- Phụ gia (nếu cần)
Dụng cụ:
- Máy trộn bê tông( Tuỳ vào nhu cầu mà khách hàng có thể chuẩn bị máy trộn bê tông tự hành, máy trộn quả lê hoặc máy trộn cưỡng bức,… )
- Khuôn đổ bê tông hoặc ván khuôn
- Bay, xẻng, thước đo
- Thiết bị bảo hộ lao động
2. Trộn bê tông nhẹ EPS:
- Bước 1: Đo lường và chuẩn bị các thành phần theo tỷ lệ thiết kế.
- Bước 2: Đổ xi măng và cát vào máy trộn, trộn đều trong khoảng 2-3 phút.
- Bước 3: Thêm nước từ từ vào hỗn hợp, tiếp tục trộn cho đến khi đạt được độ sệt mong muốn.
- Bước 4: Cho hạt EPS vào hỗn hợp, trộn đều trong khoảng 2-3 phút nữa để các hạt EPS phân bố đều trong hỗn hợp bê tông.
3. Đổ bê tông nhẹ EPS:
- Bước 1: Đảm bảo bề mặt khu vực thi công sạch sẽ và ẩm ướt để bê tông bám dính tốt hơn.
- Bước 2: Lắp đặt ván khuôn theo kích thước và hình dạng mong muốn.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp bê tông nhẹ EPS vào khuôn, dùng bay hoặc xẻng để san phẳng bề mặt.
- Bước 4: Dùng thước đo để kiểm tra độ dày và đảm bảo bề mặt bằng phẳng.
4. Bảo dưỡng bê tông nhẹ EPS sau đổ:
- Bước 1: Sau khi đổ, bảo dưỡng bê tông nhẹ EPS bằng cách phun nước lên bề mặt để giữ ẩm.
- Bước 2: Che phủ bề mặt bê tông bằng vải ẩm hoặc màng nilon để ngăn nước bốc hơi quá nhanh.
- Bước 3: Bảo dưỡng bê tông trong ít nhất 7 ngày để đảm bảo đủ cường độ.
5. Kiểm tra và hoàn thiện thành phẩm:
- Bước 1: Sau thời gian bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng bề mặt và cường độ của bê tông.
- Bước 2: Tháo ván khuôn cẩn thận, kiểm tra và sửa chữa các lỗi nhỏ nếu có.
- Bước 3: Tiến hành các công đoạn hoàn thiện như trát, sơn hoặc lát gạch tùy theo yêu cầu của công trình.
Lưu ý khi thi công bê tông nhẹ EPS
- Đảm bảo tỷ lệ trộn chính xác để đạt được chất lượng bê tông tốt nhất.
- Sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho người thi công.
- Thi công trong điều kiện thời tiết phù hợp, tránh những ngày quá nóng. Hoặc quá lạnh để đảm bảo quá trình bảo dưỡng hiệu quả.
⇒ Tuân thủ các bước và lưu ý trên sẽ giúp bạn thi công bê tông nhẹ EPS một cách hiệu quả. Từ đó đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình.