Bê tông là gì, vai trò của bê tông trong thi công xây dựng hiện nay

Bê tông là gì, vai trò của bê tông trong thi công xây dựng hiện nay. Bê tông là 1 phần quan trọng không thể thiếu trong xây dựng. Việc sử dụng bê tông để xây nhà, làm cầu đường, đường đi thôn xóm,… Tuỳ vào yêu cầu của từng công trình. Mà nhu cầu sử dụng bê tông sẽ khác nhau từ nhỏ đến lớn. Để các công trình khi được thi công và hoàn thành. Sẽ có độ bền cao, độ chắc chắc cũng như tính thẩm mỹ cao.

Khái niệm bê tông:

Bê tông là hỗn hợp nguyên vật liệu được tạo thành từ các vật liệu phổ thông trong xây dựng. Đó chính là cát, sỏi, xi măng và nước với tỉ lệ nhất định. Sau 1 thời gian làm việc được đảo đều, khuấy đều hỗn hợp từ máy trộn hay xe trộn, trạm trộn. Sẽ tạo thành hỗn hợp đồng nhất có độ bền, độ kết dính cao cung cấp cho các công trình xây dựng. Vì vậ có thể nói đây là một trong các vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi và quan trọng tại các công trình. Đặc biệt khi hỗn hợp này cứng lại, nó tạo thành một vật liệu rắn chắc. Có khả năng chịu lực tốt, độ bền bỉ cao. Bê tông được dùng để xây dựng nền móng, tường, cột, và các cấu trúc khác trong xây dựng.

Đặc tính của bê tông:

– Độ chịu lực rất cao.

– Tính ổn định, bền vững theo thời gian.

– Tạo hình phong phú, đa dạng (đối với bê tông tươi). –

Giá thành khá rẻ

– Bên cạnh đó, bê tông cũng tồn tại một số nhược điểm so với các vật liệu khác:

+ Khối lượng riêng nặng.

+ Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ăn mòn kém.

Ưu điểm của bê tông trong ngành xây dựng:

Cấu trúc nền móng và kết cấu chịu lực:

Bê tông thường được sử dụng để xây dựng nền móng. Và các kết cấu chịu lực của công trình như cột, dầm, sàn, và tường. Đặc tính chịu nén cao của bê tông giúp nó chịu được tải trọng lớn. Làm cho các công trình trở nên vững chắc và bền bỉ.

Độ bền và tuổi thọ:

Bê tông có khả năng chống lại các yếu tố môi trường như: Mưa, gió, nhiệt độ cao, và các chất hóa học. Điều này làm tăng tuổi thọ và độ bền của các công trình xây dựng. Giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa.

Tính linh hoạt và dễ dàng tạo hình:

Bê tông có thể được đổ vào các khuôn với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Phù hợp với các thiết kế đa dạng của công trình từ nhà ở. Cầu đường đến các tòa nhà cao tầng và cơ sở hạ tầng phức tạp.

Khả năng chống cháy:

Bê tông có khả năng chống cháy tốt, không cháy và không phát sinh khói độc khi gặp lửa. Điều này làm tăng mức độ an toàn cho các công trình xây dựng. Đặc biệt là các tòa nhà cao tầng và khu vực công cộng.

Tính kinh tế:

Bê tông là một vật liệu xây dựng có chi phí tương đối thấp so với các vật liệu khác như thép hay gỗ. Ngoài ra, nguyên liệu để sản xuất bê tông (như xi măng, cát, sỏi, và nước) thường dễ dàng tìm kiếm và không đắt đỏ.

Khả năng tái chế:

Bê tông có thể được tái chế và sử dụng lại trong các công trình xây dựng khác. Điều này giúp giảm lượng rác thải xây dựng và góp phần bảo vệ môi trường.

Tính thẩm mỹ cao:

Bê tông hiện đại có thể được sử dụng để tạo ra các bề mặt hoàn thiện đẹp mắt. Cùng với đó là có nhiều màu sắc, kết cấu khác nhau. Đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của các kiến trúc sư và nhà thiết kế.

⇒ Nhờ những đặc tính vượt trội này, bê tông đã trở thành vật liệu xây dựng phổ biến. Không thể thiếu trong ngành xây dựng hiện đại.

Các thành phần chính trong bê tông, quy trình sản xuất bê tông:

Các thành phần chính: 

+ Xi măng: Xi măng là chất kết dính chính trong bê tông. Khi được trộn với nước, nó tạo ra một phản ứng hóa học gọi là sự thủy hóa, giúp kết dính các hạt vật liệu lại với nhau.

+ Cát: Cát là vật liệu mịn được sử dụng để làm đầy các khoảng trống trong hỗn hợp bê tông và giúp tăng độ cứng và ổn định của bê tông.

+ Đá dăm: Đá dăm là loại vật liệu thô, kích thước lớn hơn cát, giúp tạo khung và độ chắc chắn cho bê tông.

+ Nước: Nước là thành phần cần thiết để kích hoạt phản ứng thủy hóa của xi măng. Nó cũng giúp hỗn hợp bê tông có độ dẻo, dễ dàng thi công.

+ Phụ gia: Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của công trình, người ta có thể thêm vào bê tông các loại phụ gia. Để cải thiện một số tính chất như thời gian đông cứng, khả năng chống thấm, tăng cường độ bền.

Quy trình cơ bản: 

  1. Trộn các thành phần: Xi măng, nước, cốt liệu và phụ gia được trộn đều với nhau theo tỷ lệ nhất định.
  2. Đổ khuôn: Hỗn hợp bê tông sau khi trộn được đổ vào khuôn để tạo hình.
  3. Đầm nén: Bê tông sau khi đổ vào khuôn cần được đầm nén. Để loại bỏ bọt khí và đảm bảo hỗn hợp được phân bố đều.
  4. Bảo dưỡng: Sau khi đổ và đầm nén, bê tông cần được bảo dưỡng để đảm bảo quá trình đông cứng và phát triển cường độ diễn ra đúng cách.

Phân loại bê tông

Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng bê tông được chia thành các loại chính là:

+ Bê tông tươi;

+ Bê tông nhựa;

+ Bê tông polyme;

+ Bê tông cốt thép.

1, Bê tông tươi:

Bê tông tươi hay còn gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp bao gồm các thành phần: Cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo một tỉ lệ chuẩn. Để có thể tạo ra thành phẩm bê tông với các đặc tính và cường độ khác nhau. Bê tông tươi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Được ứng dụng trong công trình công nghiệp, nhà cao tầng hay các công trình nhà dân dụng. Quá trình sản xuất bê tông tươi tự động bằng máy móc. Được quản lý cốt liệu chặt chẽ từ khâu đầu vào. Giúp việc kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đồng thời giúp rút ngắn thời gian thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

2, Bê tông nhựa:

Đây là hỗn hợp cấp phối bao gồm: Đá, cát, bột khoáng và nhựa đường. Loại bê tông này thường được sử dụng để làm kết cấu mặt đường mềm. Bê tông nhựa sẽ được chia thành hai loại đó là:

+ Bê tông nhựa nóng: Hỗn hợp được nung nóng và trộn ở nhiệt độ từ 1400 độ C – 1600 độ C. Khi thi công nhựa phải đảm bảo nhiệt độ từ 90 -1000 độ C.

+ Bê tông nhựa nguội: Được trộn ở nhiệt độ thông thường, điều kiện sử dụng là phải cho xe chạy lưu thông từ 4-6 tháng thì mặt đường bê tông nhựa mới được hình thành.

3, Bê tông Polyme

Loại bê tông này còn được gọi là bê tông xanh. Đây là một vật liệu tổng hợp bao gồm các cốt liệu thông thường như: cát, đá sỏi, chất kết dính polyme hữu cơ tổng hợp thay vì sử dụng xi măng. Thành phẩm bê tông polyme được sử dụng bằng cách dùng máy trộn để trộn các loại nhựa cao phân tử với hỗn hợp cốt liệu. Trong đó các loại nhựa cao phân tử để dùng để sản xuất vật liệu là methacrylate, nhựa furan, nhựa epoxy, nhựa polyester và nhựa vinylester.

4, Bê tông cốt thép:

Bê tông cốt thép là vật liệu hỗn hợp của bê tông và thép. Cả bê tông và thép đều tham gia chịu lực. Sự kết hợp này là do bê tông có cường độ chịu kéo thấp nên hạn chế khả năng sử dụng. Đặc điểm này được khắc phục bằng cách bổ sung các bức tường bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu lực. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng dân dụng và giao thông. Trong các công trình này, bê tông cốt thép thường đảm nhận vai trò tổng thể công trình và kết cấu đỡ chính.

⇒ Ngoài ra thì còn có rất nhiều loại bê tông khác nhau được chia theo nhiều đặc tính, đặc điểm khác nhau. Nên phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích cũng như yêu cầu sử dụng. Mà chúng ta có thể lựa chọn sử dụng loại bê tông thích hợp. 

Ứng dụng của bê tông trong xây dựng:

Bê tông là một trong những vật liệu xây dựng quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Dưới đây là một số ứng dụng chính của bê tông:

Công trình dân dụng:

+ Nhà ở: Bê tông được sử dụng để xây dựng móng, cột, dầm, và sàn nhà. Nhờ vào tính bền vững, khả năng chịu lực tốt và độ bền cao.

+ Căn hộ và tòa nhà cao tầng: Bê tông cốt thép là lựa chọn phổ biến để xây dựng các công trình cao tầng. Bởi khả năng chịu tải trọng lớn và tính an toàn cao.

Công trình công cộng:

+ Cầu đường: Bê tông được dùng để xây dựng các cầu vượt, cầu bộ hành và các kết cấu đường cao tốc. Nhờ vào khả năng chịu lực và tuổi thọ cao.

+ Hệ thống giao thông: Đường bê tông, bến cảng, sân bay và các công trình giao thông khác. Sẽ đều sử dụng bê tông vì độ bền và khả năng chịu mài mòn.

Công trình công nghiệp:

Với các nhà máy và kho bãi: Bê tông được dùng để xây dựng nền móng, sàn. Các kết cấu chịu lực của các nhà máy công nghiệp và kho bãi do tính bền và khả năng chịu tải trọng lớn.

Công trình năng lượng:

Các đập thủy điện, nhà máy điện hạt nhân, và các công trình năng lượng khác. Đều sẽ sử dụng bê tông để đảm bảo độ bền và khả năng chịu áp lực.

Hạ tầng cơ sở:

+ Công trình ngầm: Hệ thống cống rãnh, đường hầm, và các công trình ngầm khác. Đều sử dụng bê tông vì khả năng chống thấm nước và độ bền cao.

+ Bể chứa và hồ chứa: Bê tông được dùng để xây dựng các bể chứa nước, hồ chứa. Cùng với các công trình chứa đựng khác nhờ vào tính kín nước và bền vững.

Công trình đặc biệt:

+ Công trình chống cháy: Bê tông có khả năng chịu nhiệt và chống cháy tốt. Nên được sử dụng trong các công trình yêu cầu an toàn cháy nổ cao.

+ Kết cấu nghệ thuật: Bê tông cũng được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật, tượng đài. Hay các công trình kiến trúc mang tính thẩm mỹ cao.

⇒ Ngoài ra, công nghệ bê tông đang ngày càng phát triển với sự ra đời của các loại bê tông. Đặc biệt như bê tông cường độ cao, bê tông nhẹ, bê tông tự lèn và bê tông tái chế. Giúp mở rộng phạm vi ứng dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng của vật liệu này trong xây dựng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button