Bê tông thương phẩm là gì? Bê tông thương phẩm có những đặc điểm gì, quy trình sản xuất ra sao?

Bê tông thương phẩm là gì? Bê tông thương phẩm có những đặc điểm gì, quy trình sản xuất ra sao? Bê tông thương phẩm hay còn được gọi là bê tông trộn sẵn. Đây là loại bê tông được sản xuất tại các trạm trộn bê tông chuyên nghiệp. Theo một tỷ lệ thành phần cụ thể và nhất định. Từ đó được vận chuyển đến công trình xây dựng bằng xe trộn bê tông. Bê tông thương phẩm thường được sử dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng như: Nhà ở, cầu đường, hạ tầng đô thị, và các công trình công nghiệp.

Các đặc điểm chính của bê tông thương phẩm:

  1. Chất lượng thành phẩm ổn định. Do được sản xuất tại các trạm trộn chuyên nghiệp. Với quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
  2. Tiết kiệm thời gian trộn và tiết kiêm nhân công làm việc. Việc sử dụng bê tông thương phẩm sẽ giúp giảm bớt thời gian trộn và nhân công tại công trường.
  3. Đảm bảo độ bền và độ chịu lực cho các công trình sử dụng bê tông. Công thức trộn bê tông thương phẩm được tính toán kỹ lưỡng. Để đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bền, độ chịu lực và khả năng chống thấm nước.
  4. Dễ dàng sử dụng và linh hoạt ứng dụng ở nhiều công trình xây dựng khác nhau. Chúng ta có thể điều chỉnh tỷ lệ các thành phần (xi măng, cát, đá, nước và phụ gia). Sao cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng công trình.

Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm:

  1. Chuẩn bị nguyên liệu: Bao gồm xi măng, cát, đá, nước và các phụ gia cần thiết.
  2. Trộn hỗn hợp nguyên liệu: Các nguyên liệu được trộn đều tại các trạm trộn theo tỷ lệ nhất định để tạo ra hỗn hợp bê tông.
  3. Vận chuyển thành phẩm: Bê tông thương phẩm sẽ được vận chuyển từ trạm trộn đến công trình xây dựng. Bằng xe trộn bê tông, đảm bảo bê tông không bị đông kết trước khi đến nơi.
  4. Đổ bê tông: Bê tông sẽ được đổ vào khuôn hoặc vị trí cần xây dựng và được đầm chặt để đảm bảo độ bền và chất lượng công trình.

⇒ Việc sử dụng bê tông thương phẩm giúp mang lại nhiều lợi ích cho các dự án xây dựng. Bao gồm tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ cho công trình.

Bê tông thương phẩm là gì? Ưu nhược điểm của bê tông thương phẩm:

1, Ưu điểm:

  • Giảm chi phí nhân công và giúp tăng tốc độ công việc. Bởi hỗn hợp nguyên vật liệu được trộn tại những trạm bê tông. Sau đó thành phẩm sẽ được đem đến các công trình thông qua máy trộn bê tông hoặc xe bồn trộn bê tông. Vì thế sẽ giúp giảm được rất nhiều nhân công và thời gian so với việc trộn tại công trình.
  • Giảm thiểu đối đa vương vãi vật liệu: Vì bê tông được bơm trực tiếp lên công trình thi công. Nên việc rơi vãi bê tông được giảm đi đáng kể. Không còn phải mất thời gian để dọn dẹp. Cũng như giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
  • Chất lượng bê tông thương phẩm có độ đồng đều cao. Bê tông thương phẩm được trộn bằng công nghệ máy hiện đại, tiên tiến. Với 1 tỉ lệ nhất định nên sẽ tạo ra bê tông đồng nhất về chất lượng.
  • Dự toán khối lượng thành phẩm sử dụng dễ dàng. Chúng ta không cần phải ngồi tính toán khối lượng từng loại cát, sỏi, xi măng, đá như trước đây khi đổ bê tông thủ công. Mà thay vào đó việc dự toán khi dùng bê tông tươi sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần tính ra khối lượng bê tông dự trù sẽ không bị lãng phí thừa thiếu nguyên vật liệu.

2, Nhược điểm:

  • Giá bê tông thương phẩm sẽ cao hơn 1 chút so với bê tông trộn thủ công. Nhưng không đáng kể nếu xét theo nhiều yếu tố và khía cạnh.
  • Việc thi công phải liên tục theo đơn hàng đã đặt.
  • Địa điểm thi công phải thuận lợi cho xe vận chuyển trộn giao thông.

Phân loại bê tông thương phẩm

Bê tông thương phẩm được phân loại dựa vào mác bê tông. Trong xây dựng thì bê tông sẽ chịu bởi nhiều tác động: lực nén, kéo, trượt. Trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu quan trọng. Để đánh giá chất lượng bê tông, hay còn gọi là mác bê tông.

– Tiêu chuẩn phân loại: Theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam, mẫu dùng để đo cường độ là mẫu bê tông hình lập phương 150mm × 150mm × 150mm. Được bảo vệ thời gian 28 ngày theo điều kiện tiêu chuẩn quy định. Sau đó đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu. Qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông.

– Phân loại bê tông thương phẩm: Mác bê tông được chia thành nhiều loại: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói mác bê tông 200 là nói tới sức nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, đạt 200kg/cm². Còn cường độ chịu nén của bê tông mác 200 là 90kg/cm². Ngày nay công nghệ hiện đại người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ lên đến 1000kg/cm².

Bê tông thương phẩm là gì? Ứng dụng của bê tông thương phẩm:

Bê tông thương phẩm, còn được gọi là bê tông trộn sẵn. Là loại bê tông được sản xuất tại các nhà máy bê tông và được vận chuyển đến công trình xây dựng. Dưới dạng bê tông tươi bằng các xe bồn chuyên dụng. Ứng dụng của bê tông thương phẩm rất đa dạng và phong phú, bao gồm:

1, Công trình dân dụng:

  • Nhà ở: Sử dụng trong xây dựng móng, cột, dầm, sàn, và các cấu kiện bê tông khác. Bê tông thương phẩm giúp đảm bảo chất lượng, độ bền và tiết kiệm thời gian xây dựng.
  • Chung cư: Dùng trong các công trình cao tầng, nơi yêu cầu chất lượng bê tông đồng đều và khả năng chịu lực cao.

2, Công trình công nghiệp:

  • Nhà xưởng: Bê tông thương phẩm được sử dụng trong các kết cấu chịu lực như móng, sàn, và cột của các nhà máy, xí nghiệp.
  • Khu công nghiệp: Dùng cho việc xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm đường nội bộ, bãi đậu xe, và các công trình phụ trợ khác.

3, Công trình hạ tầng giao thông:

  • Đường bộ: Bê tông thương phẩm được sử dụng trong việc xây dựng mặt đường bê tông, đường cao tốc, cầu, cống và các công trình giao thông khác. Đặc biệt là trong các dự án yêu cầu chất lượng và tốc độ thi công cao.
  • Đường sắt: Sử dụng trong việc làm nền đường ray, cầu vượt, và các công trình phụ trợ khác.
  • Cảng và sân bay: Sử dụng trong các công trình xây dựng mặt bến, bãi đậu máy bay, và các công trình chịu tải trọng lớn.

4, Công trình thủy lợi:

  • Đập nước và hồ chứa: Bê tông thương phẩm dùng để xây dựng các cấu kiện chính của đập. Đảm bảo khả năng chống thấm và chịu áp lực nước.
  • Kênh mương và cống rãnh: Sử dụng trong việc xây dựng kênh tưới tiêu, thoát nước và các công trình thoát nước.

5, Công trình năng lượng:

  • Nhà máy điện: Dùng trong việc xây dựng móng, kết cấu chính của nhà máy điện, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân, nhiệt điện và thủy điện.

6, Công trình đặc biệt:

  • Cầu cảng, hầm ngầm: Bê tông thương phẩm có thể được điều chỉnh với các phụ gia để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt như chịu ăn mòn, chống thấm, và chịu lực cao trong các công trình dưới nước hoặc ngầm.
  • Công trình ngầm: Như hệ thống tàu điện ngầm, các bãi đậu xe ngầm, yêu cầu bê tông có chất lượng cao và khả năng thi công phức tạp.

⇒ Nhờ vào khả năng điều chỉnh chất lượng và thành phần của bê tông thương phẩm. Các nhà thầu có thể đáp ứng chính xác các yêu cầu kỹ thuật của từng loại công trình. Đảm bảo tiến độ thi công và giảm thiểu rủi ro về chất lượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button