Bê tông nhẹ là gì? Bê tông nhẹ là một loại vật liệu xây dựng có trọng lượng thấp hơn so với bê tông truyền thống. Nhưng vẫn duy trì được các đặc tính cơ học cần thiết. Để sử dụng trong các công trình xây dựng. Bê tông nhẹ thường được sử dụng. Để giảm tải trọng cho kết cấu, cải thiện cách nhiệt và cách âm. Cũng như dễ dàng vận chuyển và thi công.
Bê tông nhẹ là gì?
Bê tông nhẹ là bê tông được N-EPS định nghĩa là loại bê tông được người sản xuất trộn tươi. Thông qua việc khống chế các thành phần cốt liệu. Sao cho tỷ trọng bê tông <1000kg/m3 và nổi được trên nước. Còn các loại bê tông có tỷ trọng >1000kg/m3. Thì sẽ chìm trong nước nên gọi là bê tông nặng. Ngoài ra, tại Việt Nam thì có nơi còn định nghĩa bê tông nhẹ sẽ có trọng lượng <1800kg/m3. Vì lấy tỷ trọng tường gạch xây tô 2 mặt làm chuẩn. Tuy nhiên thường bê tông nhẹ sẽ là loại bê tông có trọng lượng <1000kg/m3. Là loại bê tông được dùng phổ biến trong việc cách âm tường, trần nhà,…
Các loại bê tông nhẹ phổ biến trên thị trường:
1, Bê tông khí chưng áp:
Đây là loại bê tông nhẹ được tạo ra bằng cách thêm các chất phụ gia tạo bọt. Vào hỗn hợp xi măng, cát và nước. Sau đó đưa qua quá trình chưng áp. Kết quả là sản phẩm có cấu trúc tế bào khí, nhẹ nhưng vẫn chắc chắn. Có thể nói đây là loại bê tông nhẹ được phát triển khá sớm trên thế giới và Việt Nam.
Dựa vào tên gọi thì chúng ta cũng phần nào biết được. Đây là thành phẩm được tạo ra từ quá trình chưng khí áp. Vì vậy đây là bê tông nó có khả năng nhẹ nhờ các lỗ khí, lỗ rỗng nhỏ li ti bên trong cốt liệu. Cho nên đây là loại bê tông khá quen thuộc với các nhà thầu, công ty xây dựng…Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của bê tông khí đó chính là các lỗ khí quá nhiều. Nên sẽ dễ dàng bị nước mưa len vào. Gây thấm cho tường và sàn và khi no nước. Sẽ làm tỷ trọng bê tông sẽ tăng và chìm trong nước. Bê tông chưng khí áp có tỷ trọng trên dưới 1000kg/m3. Nó có dạng gạch và dạng tấm panel, tính chất dòn.
2, Bê tông bọt( bê tông siêu nhẹ):
Loại bê tông này được sản xuất bằng cách trộn hỗn hợp xi măng, cát, nước với một loại chất tạo bọt đặc biệt. Khi bọt khí được tạo ra và phân bố đều trong hỗn hợp. Nó tạo ra một sản phẩm bê tông có khối lượng riêng thấp. Đây là loại bê tông có tỷ trọng nhẹ và siêu nhẹ, có thể sx <500kg/m3. Thường được ứng dụng đổ tươi, đôn nền, chống nóng. Hoặc dạng gạch siêu nhẹ. Tuy nhiên bê tông bọt chưa phát triển mạnh. Nên chưa được ứng dụng nhiều và phổ biến. Bê tông siêu nhẹ có đa dạng các tỷ trọng, dạng trộn tươi và dạng gạch đúc sẵn.
3, Bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ:
Loại bê tông này sử dụng các loại cốt liệu nhẹ như đá bọt, đá xỉ, hay sỏi nhẹ thay thế cho cốt liệu thông thường. Những cốt liệu này có khối lượng riêng thấp, giúp giảm trọng lượng của bê tông.
Ưu điểm của bê tông nhẹ là gì?
- Trọng lượng thấp: Giúp giảm tải trọng cho móng và kết cấu. Thích hợp cho các công trình trên nền đất yếu.
- Cách nhiệt và cách âm tốt: Nhờ cấu trúc xốp, bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và cách âm hiệu quả.
- Chất lượng ổn định: Bê tông nhẹ có chất lượng ổn định. Do các cấu kiện trong quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ. Kiểm tra từng khâu như: chọn vật liệu, thi công, xác nhận sản phẩm khi xuất xưởng…
- Quá trình thi công và vận chuyển cũng dễ dàng hơn. Bởi các cấu kiện đều nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ. Chúng ta có thể mang vác thủ công lên cao hay di chuyển vào các ngõ ngách.
- Dễ thi công: Bê tông nhẹ thường dễ cắt, định hình và vận chuyển. Bê tông nhẹ có độ phẳng và nhám cao nên rất dễ trát. Cùng với đó là khả năng cách âm và cách nhiệt cao nên không lo làm ảnh hưởng tiếng ồn xuống các tầng dưới.
- Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí vận chuyển và thời gian thi công, đồng thời tiết kiệm năng lượng cho hệ thống sưởi ấm và làm mát.
- Phù hợp cho các công trình sửa chữa, thay thế sàn gỗ, cải tạo, cơi nới mà nền móng yếu
- Thời gian thi công và bảo dưỡng nhanh chóng: Thời gian thi cong bê tông nhẹ nhanh chóng, gọn gàng và sạch sẽ. Thời gian bảo dưỡng bê tông ngắn. Nên rút ngắn thời gian chờ đợi để làm công việc tiếp theo.
Nhược điểm của bê tông nhẹ:
- Mặc dù là vật dụng có độ bền cao. Tuy nhiên quy trình sản xuất đòi hỏi phải sử dụng công nghệ có tính đặc thù riêng. Do đó, loại vật liệu này thường không mang tính đại trà. Không phải tất cả nhà sản xuất đều có thể cho ra đời sản phẩm này.
- Khác với bê tông truyền thống, bê tông nhẹ khi thi công cần có sự can thiệp của các mối ghép bằng vôi vữa. Vì vậy khả năng chống thấm thường không cao. Do đó, đòi hỏi phải có kỹ thuật chống thấm kỹ lưỡng để công trình đạt độ chắc chắn nhất.
Ứng dụng của bê tông nhẹ:
Bê tông nhẹ sẽ được ứng dụng chủ yếu trong các công trình chính là:
- Xây dựng tường ngăn: Dùng để làm tường ngăn giữa các phòng, giúp giảm tải trọng và tăng khả năng cách âm.
- Làm tấm sàn: Tạo ra các tấm sàn nhẹ, dễ lắp đặt và có khả năng cách nhiệt tốt.
- Các cấu kiện tiền chế: Sử dụng trong các công trình nhà ở, công nghiệp và thương mại.
⇒ Bê tông nhẹ ngày càng được ưa chuộng trong ngành xây dựng hiện đại. Nhờ vào các ưu điểm vượt trội về kỹ thuật và kinh tế mà nó mang lại.
Có nên xây nhà bằng bê tông nhẹ không?
Có lẽ đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Khi có nhu cầu hay muốn sử dụng bê tông nhẹ để xây nhà. Liệu sử dụng bê tông nhẹ để xây nhà nó có bền đẹp, cứng chắc hay không? Thì cùng tìm ra câu trả lời cho mình ngay sau đây nhé !
Có thể nói rào cản lớn nhất của bê tông nhẹ là vấn đề khả năng chịu nén. Cho nên nếu bạn đang xây nhà dựa trên nền móng. Là khung chịu lực như khung bê tông cốt thép, khung thép, khung gỗ, khung nhôm…Thì việc dùng gạch bê tông nhẹ, tấm tường bê tông nhẹ là điều hoàn toàn hợp lí. Vì lúc này, vấn đề chịu nén không còn quan trọng. Dù là gạch đỏ hay gạch bê tông nhẹ đều chỉ mang tính chất che chắn chắn cho công trình. Mà vật liệu che chắn công trình. Sẽ cần các yếu tố về chống thấm, cách nhiệt, cách âm tốt hơn là yếu tố chịu lực.
Khi sử dụng bê tông nhẹ kết hợp với các loại, keo vữa chuyên dụng. Sẽ giúp chất lượng gắn kết của tường với tường. Tường với cột dầm bê tông. Tường với khung thép trở nên chắc chắn, chất lượng tốt hơn. So với việc trộn vữa tại công trình. Bởi là vật liệu bê tông nên độ co ngót vật liệu cũng đồng nhất với khung bê tông cốt thép. Vì vậy sẽ giúp hạn chế được tối đa vấn đề nứt tường nhà, nứt chân chim, nứt co ngót, nứt vữa tô…. Từ đó giúp cho thẩm mỹ ngôi nhà được tốt hơn, bền hơn nhiều so với tường xây bằng gạch đỏ truyền thống.
Hiện nay, trên thị trường cung cấp rất nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng siêu nhẹ khác nhau. Bao gồm bê tông siêu nhẹ, gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ khí chưng áp,…. Chúng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Các công trình lớn như nhà cao tầng trung tâm thương mại, nhà văn phòng, bãi đậu xe…đã sử dụng từ lâu. Tuy nhiên nhà dân dụng như nhà phố biệt thự, nhà cấp 4 . Thì còn khá e dè, chủ yếu là chưa dám. Một phần do chi phí cao hoặc do có ít nhà thầu chuyên nghiệp thi công bằng bê tông nhẹ.